Núi Bàn

Table Mountain (Núi Bàn) là địa danh tự nhiên duy nhất trên hành tinh này có một chòm sao của các ngôi sao được đặt tên theo nó là Mensa, nghĩa là “bàn“. Ngọn núi bằng phẳng trên đỉnh đã qua 6 triệu năm xói mòn và tạo nên sự màu mỡ; như vương quốc của những loài hoa nhỏ nhất trên trái đất với hơn 1.470 loài. Núi Bàn tự hào là nơi chứa nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng với độ cao 1.086 m so với mực nước biển.

Lịch sử kể rằng: năm 1503, một thủy thủ người Bồ Đồ Nha Antonio de Saldahan lần đầu khám phá Nam Phi bất chợt trông thấy một dãy núi với hình dáng “lạ kỳ” nằm án ngữ trong vịnh đã buột miệng thốt lên bằng tiếng Bồ Đào Nha : “Montanha da Mesa” mà theo tiếng Anh nó có nghĩa là “Table Mountain – Núi Đá Bàn”. Kể từ đó, cái tên “Table Mountain” hay “Núi Đá Bàn” được ra đời. Khía cạnh chính của núi Đá Bàn chính là một mặt bàn bằng phẳng có kích thước khoảng 3 km theo chiều dài và được bao bọc xung quanh bởi các vách đá thẳng đứng.

Để có thể ngắm nhìn thành phố Cape Town, vịnh Bàn và hòn đảo Robben trọn vẹn từ hướng Bắc hay biển Đại Tây Dương từ hướng Tây và hướng Nam, chính phủ Nam Phi đã xây dựng cáp treo để du khách dễ dàng lên trên đỉnh núi Đá Bàn vào năm 1926. Cáp treo được đặt ở độ cao 302m so với mực nước biển và chính thức đưa vào phục vụ vào năm 1929. Năm 1997, cáp treo được nâng cấp và có thể vận chuyển một lúc 65 hành khách thay vì 25 hành khách như trước đây.

Không chỉ đem lại cho du khách sự ngây ngất bởi vẻ đẹp hùng vĩ núi Đá Bàn còn làm cho các khoa hoa hay các tổ chức “bảo tồn đa dạng sinh học” sự say mê vô bờ bến bởi sự đa dạng sinh học của mình. Chưa kể đến các mảng thực vật nguyên thủy đang sinh sống trong các khe núi, mà chỉ cần ngay trên đỉnh núi, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 2.200 loài thực vật “bụi rậm” mà hầu hết trong số đó là dòng họ của quốc hoa Nam Phi: Protea. Còn về các loài động vật hoang dã, các nhà khoa học đã tìm thấy ở núi đá bàn: nhím, cầy, rắn, rùa, hươu, báo và mèo châu Phi, …